Bài đăng

Thay đổi ?

Chấp niệm về quá khứ. Phải chăng những người bạn của chúng ta từng gặp ngày xưa cũng chấp niệm về chính mình như cách chúng ta giữ mãi những chấp niệm về họ? Gần đây tôi có gặp lại T, một người bạn chung lớp cấp 3 của tôi, theo như kí ức của tôi, T là một người khá ich kỷ. Vì thế tôi rất bất ngờ khi giờ bạn ấy ga lăng, biết quan tâm tới những người xung quanh hơn. Nhưng vẫn có thứ gì đó khiến cho tôi cảm thấy sai sai. Nhưng tôi nhận ra rằng ai cũng thay đổi, không có điều gì là bất biến cả, chỉ là chấp niệm về quá khứ của tôi về người bạn đó còn quá lớn. Đúng! Bản thân tôi cũng đang từng ngày cố gắng để tốt hơn, cớ sao lại cảm thấy việc người khác trở nên tốt hơn là không đúng chứ? Quá khứ tôi từng yêu một người, còn hiện tại thì không còn, nhưng đâu có nghĩa tình yêu trong quá khứ là không tồn tại? Tình yêu cũng không bất biến, con người chúng ta càng không, từng tế bào đang sống cho chúng ta hàng ngày cũng sẽ rời bỏ ta qua chu kỳ 7 năm, nghĩa là qua 7 năm chúng ta như một con người m

Đi một mình tới khi nào?

Một mình  "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau". Rất nhiều khoảng thời gian chúng ta cần lựa chọn một mình để phát triển, nuôi dưỡng bản thân. Bởi vì mình nghĩ không ai hiểu mình cả, và cũng có những lúc đọc được những câu quotes như "Một mình thì cô đơn nhưng nó an toàn" và thực sự là chẳng có ai để mình có thể giãi bày tâm sự, nói lên những định hướng trong tương lai. Nhưng vậy thì đã sao chứ, chúng ta vẫn có thể một mình làm chúng. Và khi mình đạt được kết quả như mong muốn, mình chia sẻ cho người thân, những người bạn của mình, và rồi sao nữa? ..... Một cảm giác trống rỗng.... Bởi không ai hiểu cả, không ai biết quá trình của bạn như thế nào cả! Ai là người hiểu tôi? Đây là một câu hỏi khó có câu trả lời và cũng là một hành động kiếm tìm một thứ gì đó ở bên ngoài, nghĩa là từ phía của đối phương nhiều hơn nhưng bản thân mình còn nhiều lúc chưa hiểu mình thì kiếm đâu ra người hiểu mình đây? Và từ từ tôi ngẫm ra việc hiểu được bản thân là đi

Cứng Rắn để đừng Lạc Lõng

 Lạc  Trong giây phút lặng im trước màn hình trống trơn, tôi dành 5 phút để tìm kiếm một cái tên đủ hấp dẫn, nhưng vẫn chưa tìm thấy. Tôi chưa biết chủ đề cho blog này sẽ là gì. Tôi cảm thấy mất phương hướng, nhịp sống của mình bị lạc.....lõng. Dường như mọi người đều có hướng đi riêng của mình, vậy còn hướng đi của mình thì sao? Bản thân tôi không phải không có định hướng hay không có mục tiêu, chỉ là tôi cảm thấy cô đơn, không thấy kim chỉ nam cho mình. Tôi không biết bước đi tiếp theo của mình là gì? Lõng (Lỏng) Ờm... cũng có đôi lúc mình sẽ cảm thấy bản thân mình thật lỏng đúng không nhỉ, lỏng về kiến thức, kỹ năng, cảm xúc. Thật tệ khi để bản thân mình cảm thấy như vậy, phải chăng khi càng biết nhiều ta càng cảm thấy mình biết ít? Học là để quên đi? Cảm thấy con đường mình đi gian truân nghĩa là mình đang đi đúng đường? Một vạn câu hỏi mâu thuẫn trong tôi như hoà tan với cái lạc lõng. Ngàn vàn tia nghi vấn rối ren trong tâm hồn, khi chúng ta lạc lõng giữa biển kiến thức và cảm xúc

Xu hướng sính ngoại

Gu thẩm mỹ cá nhân Sở thích thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau do chúng ta có cái nhìn riêng về nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Một số người yêu thích một phong cách thiết kế vì màu sắc chủ đạo hoặc cảm giác gần gũi, trong khi những người khác thích cảm giác thoải mái từ vật liệu hoặc muốn truyền tải câu chuyện. Mỗi người có sở thích thẩm mỹ khác nhau và điều đó hoàn toàn bình thường. Có những người yêu thích những màu sắc tươi sáng, những họa tiết độc đáo, còn những người khác lại thích sự đơn giản và tối giản. Những người yêu thích thẩm mỹ thường có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và khả năng đánh giá một vật phẩm theo nhiều tiêu chí khác nhau. Việc đánh giá một người dựa trên thẩm mỹ là không công bằng. Một chiếc ly trà hoặc chiếc nồi móp méo có thể vô giá đối với một người bởi chúng mang lại những kỉ niệm đáng nhớ. Vì vậy, phong cách WabiSabi với khẩu hiệu "Vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo" ra đời để thể hiện rằng không hoàn hảo cũng có thể đẹp. Xu hướng sính ngoại Trào lưu

Áp lực đồng trang lứa.

Nhập học - nhập môn Những Lần Đầu Khó Khăn Trong Cuộc Sống Đại Học Có một câu "Đầu xuôi đuôi lọt" mà người ta thường nói, nhưng đối với tôi, những lần đầu tiên trong cuộc sống đại học đều khó khăn...  còn đuôi thì chưa biết có trót lọt không nữa!! Ngày đầu nhập học, ngày đầu tham gia sinh hoạt, ngày đầu đi học... Tất cả đều là những trải nghiệm khó quên và cảm giác kinh hoàng đối với tôi. Sau những cú sốc đầu đời, lần đầu tiên đi học xa gia đình, tôi cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ điều gì, những kỷ niệm vui vẻ của thời gian cấp 3 cùng gia đình và bạn bè làm tôi cay mắt. Đối với nhiều người, việc bắt đầu một cuộc sống đại học mới có thể là một thử thách lớn, như tôi chẳng hạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên sợ hãi và để những thử thách đó làm mất đi niềm đam mê và niềm tin vào bản thân. Hãy nhìn nhận đó là một cơ hội để trưởng thành và phát triển bản thân.  Vậy tôi đã vượt qua bằng cách nào vậy? Tôi đã học được cách mở lòng và giữ mối quan hệ tốt hơn vớ

Ranh giới của đẹp và xấu trong kiến trúc

Như thế nào là đẹp và xấu ? Khi gặp câu hỏi như thế này, bản thân chúng ta sẽ dựa trên cái gì để đánh giá điều đó ? Là cảm xúc cá nhân rung động như thế nào khi nhìn thấy điều đó, là dựa trên cái nhìn khách quan của thời đại hay là một dãy những tiêu chí cụ thể nào đó? Những điều trên thực rất mông lung đúng không? Ranh giới giữa đẹp và xấu cũng như vậy, rất mông lung, rất mỏng manh và dường như chúng không tồn tại. Mình nghĩ quan điểm đẹp và xấu không có ranh giới rõ ràng, có thể lúc này chúng ta thấy phong cách thiết kế này xấu nhưng 10 năm sau chúng lại được đại đa số yêu thích thì nó lại là một phong cách thiết kế đẹp. Có những công trình kiến trúc vĩ đại, đẹp từ lúc dựng lên cho tới tận thời đại chúng ta vẫn thấy đẹp, đấy là những kiệt tác kiến trúc khó có thể phủ nhận. Mâu thuẫn quan điểm Một công trình đẹp là một công trình được xây lên sao cho 10 năm sau nhìn lại mình vẫn thấy nó đẹp. Ơ thế có một quan điểm mâu thuẫn được đưa ra là "Mình tạo ra một thiết kế mà khi mình nhì

Hai dạng người trong nghề thiêt kế - kiến trúc.

 2 dạng người làm nghề kiến trúc ! Theo như mình quan sát, trong giới kiến trúc này có thể hàm hàm chia làm 2 dạng người làm nghề. Một là kiếm tiền bằng kiến trúc và hai là dùng tiền tạo ra kiến trúc.  Ở dạng người thứ nhất, chúng ta có thể nhìn thấy ở hầu hết những người làm nghề hay nhìn thấy chính chúng ta trong đấy. Và nếu bản thân người làm nghề thiết kế mà yêu nghề thì sẽ luôn hướng đến dạng người thứ 2, dùng tiền tạo ra những kiệt tác kiến trúc. Có những người may mắn sinh ra có điều kiện tốt để làm dạng người thứ 2 ( dùng tiền tạo ra kiệt tác kiến trúc) Lại có những người trầy trật để có thể tiến từ dạng thứ nhất sáng dạng thứ 2. Nhưng nhìn chung, cả hai đều có điểm chung là yêu cái đẹp, hướng đến sự tiện nghi và một lối sống lành mạnh. Có cần thiết khi đặt mục tiêu là dạng thứ 2 ? Khi mình đưa ra câu trả lời là có hoặc không thì mình hy vọng những bạn đọc của mình sẽ xem xét chúng ở dạng tham khảo, bởi vì quan điểm là quan điểm, không có đúng hoàn toàn và cũng không có sai hoà